Câu hỏi thường gặp

BHYT

Dị tật tim bẩm sinh (DTTBS) là gì?

DTTBS là những vấn đề xuất hiện khi em bé chào đời, ảnh hưởng cấu trúc hoặc chức năng của tim. Chúng có thể ảnh hưởng đến luồng máu lưu thông qua tim và đi ra ngoài cơ thể. Có nhiều dạng dị tật tim, với nhiều mức độ nghiêm trọng tuỳ thuộc kích thước, vị trí và những dị tật khác đi kèm. Những DTTBS thường gặp là các lỗ trong những phần khác nhau của tim, hẹp hoặc hở van. Ở những DTTBS nghiêm trọng hơn, mạch máu hoặc buồng tim có thể không tồn tại, hình thành bất thường, hoặc nằm sai chỗ.

DTTBS và Bệnh tim bẩm sinh (BTBS) khác nhau thế nào?

Hai cách gọi này gần như giống nhau. Tuy nhiên có một sự khác biệt nhỏ giữa chúng. DTTBS dùng chỉ một vấn đề về hình thành cấu trúc tim hay các mạch máu lớn của tim xảy ra trong bụng mẹ. Trong khi đó BTBS dùng chỉ biểu hiện lâm sàng của một dị tật tim tiềm ẩn, hoặc nói rộng hơn, mô tả những vấn đề chức năng có thể là bẩm sinh, bao gồm một số dạng loạn nhịp tim.

BTBS NẶNG LÀ GÌ?

BTBS nặng là những dị tật gây ra tình trạng thiếu ôxy máu ở trẻ sơ sinh. Trẻ bị BTBS nặng thường cần được phẫu thuật hoặc can thiệp trong năm đầu đời. Một số dạng BTBS nặng gồm động mạch chủ cưỡi ngựa, chuyển vị đại động mạch, hội chứng thiểu sản thất trái, hay tứ chứng Fallot.

BTBS có thể được phát hiện khi nào?

BTBS có thể được phát hiện sớm khi trẻ còn trong bụng mẹ hoặc phát hiện trễ khi trẻ lớn. Dạng BTBS càng nghiêm trọng thì càng có khả năng phát hiện sớm.

Phát hiện BTBS như thế nào?

Có nhiều công cụ được dùng để giúp chẩn đoán BTBS bao gồm siêu âm, đo điện tâm đồ, chụp X quang ngực, chụp CT ngực, MRI tim, siêu âm bào thai. Bác sĩ có thể dùng một hoặc nhiều công cụ chẩn đoán khác nhau nếu nghi ngờ trẻ có BTBS hoặc nếu thấy kết quả tầm soát sơ sinh có vấn đề.

Tầm soát BTBS nặng ở trẻ sơ sinh là gì?

Tầm soát BTBS nặng là sử dụng thiết bị đo nồng độ ôxy trong máu để kiểm tra nồng độ ôxy trong máu của trẻ sơ sinh. Xét nghiệm này không đau đớn và không xâm lấn, nghĩa là không đưa bất kỳ thứ gì vào em bé. Em bé nào không đạt chỉ số bình thường khi làm xét nghiệm này sẽ được bác sĩ chỉ định những xét nghiệm khác để phát hiện BTBS hoặc những nguyên nhân tiềm tàng khác khiến ôxy trong máu thấp.

BHYT

Mỗi năm nước ta có bao nhiêu trẻ bị BTBS?

Không có nghiên cứu hay khảo sát nào về tình hình trẻ chào đời hàng năm tại Việt Nam mắc BTBS. Nhưng các chuyên gia gần như thống nhất lấy tần suất chung mắc BTBS ở nhiều quốc gia là khoảng 1/110 trẻ sinh ra, hoặc xấp xỉ 1%. Trong năm 2021, nếu căn cứ số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê thì nước ta có khoảng 1,5 triệu trẻ em chào đời, như thế trong số này có 15.000 trẻ mắc BTBS.

Vậy hàng năm có bao nhiêu trẻ chào đời mắc BTBS nặng?

Căn cứ tình hình chung trên thế giới thì cứ 4 trẻ chào đời mắc BTBS thì có 1 trẻ bị BTBS nặng cần được phẫu thuật hoặc can thiệp trong năm đầu đời của chúng.

Trong các BTBS ở trẻ em, bệnh nào thường gặp nhất?

Ở trẻ em, BTBS thường gặp nhất là thông liên thất, xuất hiện một lỗ thông giữa hai buồng tâm thất trong tim.  Độ nặng của bệnh tuỳ thuộc kích thước của lỗ thông và có kèm theo hay không những bất thường khác.

Tuổi thọ của một người bị BTBS như thế nào?

Nhờ việc điều trị được cải thiện, bệnh nhân BTBS ngày một sống lâu hơn, ước tính đến 85% trẻ chào đời mắc BTBS sống được đến lúc trưởng thành, chất lượng sống cũng tốt hơn. Tuy nhiên một số khảo sát tại các nước tiên tiến cho thấy nhiều bệnh nhân BTBS ở tuổi lớn lại không được sự theo dõi và chăm sóc phù hợp. Thí dụ 47-60% bệnh nhân BTBS ở Canada từ 18-22 tuổi không bao giờ nhận được sự chăm sóc tiếp theo. Trong năm 2005, trong số những bệnh nhân BTBS dưới 55 tuổi sống ở Mỹ, người ta ước tính có 192.000 năm sống của họ không đạt chất lượng do tình trạng bệnh của họ. Tổng số năm không sống tốt này tương đương với số năm sống không đạt chất lượng của bệnh ung thư máu, ung thư tiền liệt tuyến và bệnh Alzheimer cộng lại.

Tỉ lệ bệnh nhân mắc BTBS nặng được điều trị còn sống đến 18 tuổi?

Hiện nay có đến 85-90% bệnh nhân chào đời mắc BTBS nặng được phẫu thuật có thể sống đến 18 tuổi. Nhưng tỷ lệ này phụ thuộc vào loại bệnh. Thí dụ hiện tại khả năng sống đến 18 tuổi của các tổn thương hai tâm thất nặng như chuyển vị đại động mạch là gần 98%. Trong khi đó. đối với hầu hết những dị tật nặng nhất như hội chứng thiểu sản tim trái thì tỷ lệ sống 5 năm cũng chỉ được 38%. Tuy nhiên, nhiều cái chết xảy ra trong năm đầu. Nếu sống qua năm đầu tiên, bệnh nhân hội chứng thiểu sản tim trái sống đến trưởng thành có thể đạt đến 90%.

CÂU HỎI THỦ TỤC HÀNG CHÍNH 05?

Toggle content goes here, click edit button to change this text.Toggle content goes here, click edit button to change this text.Toggle content goes here, click edit button to change this text.

Toggle content goes here, click edit button to change this text.Toggle content goes here, click edit button to change this text.

Toggle content goes here, click edit button to change this text.Toggle content goes here, click edit button to change this text.Toggle content goes here, click edit button to change this text.